Muốn làm việc thông minh? Hãy tránh xa Facebook
(VnMedia) - Trong suốt cuộc đời của bạn, bạn có trung bình khoảng 99.000 giờ để sống và dành hơn 40% thời gian tỉnh táo của bạn tại nơi làm việc. Một nghiên cứu xã hội học cho thấy, ở độ tuổi nghỉ hưu, người ta thường nói rằng quãng thời gian làm việc quần quật thường là một trong những hối tiếc nhất của họ.
Nhiều người cho rằng làm việc sẽ tước đi khoảng thời gian bên gia đình và thời gian tận hưởng cuộc sống của bạn. Thế nhưng ít ai biết rằng, hiệu quả làm việc tốt là một dấu hiệu của lối suy nghĩ thông minh. Những người có hiệu suất làm việc cao trong ngày thường có cách tiếp cận thông minh nhất với những nhiệm vụ của mình và vận dụng các thủ thuật tốt nhất. Nếu bạn không muốn có những giờ mệt mỏi dường như không bao giờ kết thúc tại nơi làm việc, bạn hãy làm theo 6 lời khuyên dưới đây để học cách làm việc của người thông minh.
Nhiệm vụ cần hoàn thành mỗi sáng
Với việc lên danh sách công việc cần hoàn thành vào mỗi buổi sáng là một cách hoàn hảo để bạn hình thành thái độ làm việc tích cực trong ngày. Nên nhớ là hãy bắt đầu công việc buổi sáng bằng những nhiệm vụ đơn giản để đảm bảo bạn có thể hoàn thành nó.
Danh sách việc cần làm
Để đảm bảo mỗi ngày làm việc của bạn hiệu quả bạn nên sử dụng một ứng dụng theo dõi nhiệm vụ công việc để có thể xem xét và cập nhật danh sách việc cần làm của mình. Công cụ này giúp bạn sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên thích hợp và tránh tình trạng việc quan trọng làm sau việc ít quan trọng hơn.
Ngoài ra lập lịch trình cho các cuộc điện thoại và khống chế thời gian cho các cuộc điện thoại không cần thiết giúp bạn tránh xa đà vào các cuộc tranh luận hoặc đàm phán vô bổ.
Loại bỏ thái độ tiêu cực
Bạn bắt đầu một ngày mới bằng cách nghĩ tôi đang bị quá tải với công việc sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái căng thẳng không thể thoát ra được. Do đó, thể hiện thái độ không hài lòng với công việc hiện tại, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của cả đội ngũ mà còn khiến bạn ngày càng xa lánh công việc. Bởi vậy những người có hiệu suất làm việc cao ở cơ quan thường là những người có thái độ sống tích cực.
Tránh xa những người kéo bạn đi xuống
Những người siêu năng suất có xu hướng tránh xa các đối tượng không hoàn thành bất cứ công việc gì trong văn phòng hoặc các nhóm chuyên "tám" chuyện. Hãy gạt ra họ ngoài và tránh xa họ ở bất kỳ đâu nếu bạn muốn trở thành một người làm việc thông minh, hiệu quả.
Không bỏ qua bữa ăn trưa
Trong quan niệm của nhiều người, những người ham mê công việc thường bỏ qua bữa trưa. Tuy nhiên, đối với người thông minh, thưởng thức bữa trưa ngon lành tại một quán ăn đẹp là cách họ tự thưởng cho mình sau những giờ làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, việc bỏ qua chuyện nạp năng lượng, nhiên liệu cho cơ thể sẽ khiến bạn kiệt sức và làm việc không hiệu quả. Hãy dành thời gian để ăn một vài thứ gì đó đó mỗi ngày, nhưng nên tránh bất cứ đồ ăn nào không lành mạnh hoặc khó tiêu bởi nó có tác dụng ngược lại khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn.
Tránh xa facebook, điện thoại và tin tức
Duy trì thói quen đọc tin mỗi sáng không phải là điều tệ, nhưng hãy chỉ đọc một lần, sau đó tập trung vào điều duy nhất là công việc. Việc bỏ một lượng thời gian lớn để đọc đi đọc lại tin tức vào tất cả các buổi sáng khiến bạn đang tạo ra thói quen mất tập trung.
Cũng tương tự như vậy, việc thường xuyên cập nhật, hoặc lướt Instagram hay la cà trên Facebook dù chỉ 5-10 phút mỗi lần cũng khiến bạn xao nhãng trong suốt ngày làm việc của mình. "Hãy sử dụng dịch vụ chặn trang web để ngăn cản bạn truy cập vào các trang web cá nhân của bạn cả trên máy tính và các thiết bị di động của bạn tại công ty," là lời khuyên của chuyên gia tiếp thị nội dung Annaliese Henwood tại Virtual Forge Inc. Từng chia sẻ trên trang LinkedIn của mình.
Với điện thoại di động, hãy sử dụng nó chỉ khi bạn thực sự cần phải thực hiện một cuộc gọi hoặc sử dụng một ứng dụng. Đối với các cuộc họp, hãy tắt điện thoại hoặc để nó ở chỗ khác ngoài phòng họp.
Thanh Châu
Ý nghĩa của sự cam kết nơi nhân viên
Trong quyển sách mới xuất bản tháng 7/2014 với tựa đề: Employee Engagement 2.0: How to Motivate Your Team for High Performance (Dấn thân của nhân viên 2.0: Cách động viên người của bạn để có hiệu quả cao”), Kevin Kruse, một cây bút khá thường xuyên trên Forbes, và New York Times đã tóm tắt như sau:
Cam kết không có nghĩa là hạnh phúc.
Một người có thể hạnh phúc trong công việc, nhưng điều đó chưa hẳn chứng tỏ họ làm việc có năng suất cao.
Cam kết không có nghĩa là hài lòng.
"Sau khi khảo sát về “sự hài lòng của nhân viên”, kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp được nhân viên phản hồi ở quanh mức “hài lòng”, đó là một khởi đầu tốt nhưng chưa đủ. Thực tế cho thấy, sự hài lòng sẽ thay đổi nhanh chóng, và doanh nghiệp đối thủ vẫn sẽ lấy được những nhân viên từng bày tỏ “hài lòng” ở công ty mà họ đã làm việc.
Kevin Kruse nhắc lại một định nghĩa về sự cam kết mà ông muốn đề cập: “Đó là cam kết mang tính cảm xúc của một nhân viên dành cho một tổ chức và các mục tiêu của tổ chức ấy”.
Theo đó, nhân viên luôn quan tâm đến công việc của chính họ. Họ không làm việc theo kiểu là việc phải làm, hoặc chỉ vì đồng lương, hoặc để được thăng tiến. Khi nhân viên quan tâm cũng là khi họ quyết định cam kết gắn bó, họ sẽ nỗ lực hết mình, vượt xa mức bình thường.
Thường thấy là:
- Người bán hàng gắn bó với công việc cũng sẽ bán hàng hăng say vào chiều thứ Sáu giống như là vào sáng thứ Hai vậy.
- Một nhân viên phục vụ khách hàng khi đã gắn bó với công việc thì dù thời khắc phục vụ là lúc 5 giờ chiều thì cũng vẫn nhiệt tình như lúc 10 giờ sáng vậy.
- Ở xưởng sản xuất thì công nhân khi cam kết gắn bó với công việc sẽ làm giảm thiểu tai nạn và tăng năng suất.
Quy tắc 10:6:2
Quy tắc này Kruse khái quát nhận định là cứ mỗi 10% tăng thêm trong cam kết cải tiến sẽ làm tăng lên nỗ lực của nhân viên 6%, và mỗi gia tăng 6% nỗ lực ấy sẽ làm tăng thêm 2% hiệu quả.
Đó là số liệu mà Kevin Kruse tham khảo từ nghiên cứu của CEB, một công ty tư vấn tại Virginia (Hoa Kỳ).
Ngoài nỗ lực hết mình thì nhân viên dấn thân sẽ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, ít bị quyến rũ bởi tiếng gọi từ các đợt săn đầu người bên ngoài.
Quy tắc 10:9
Cũng tham khảo từ nguồn CEB quy tắc này, Kruse khái quát nhận định cứ mỗi 10% tăng thêm trong cam kết cải tiến sẽ làm giảm đi xác suất mà nhân viên đó rời bỏ doanh nghiệp đi nơi khác là 9%. Đó cũng là điểm phân biệt giữa một nhân viên dấn thân với nhân viên chỉ đơn thuần cho là cảm thấy hạnh phúc hoặc hài lòng ở nơi làm việc.
Gắn bó dẫn đến phát triển và lợi nhuận
Theo Kruse thì tin tốt là cam kết gắn bó của nhân viên dẫn đến những kết quả kinh doanh đáng mong đợi. Ông nêu ra vài con số minh họa:
- Ở Kenexa, công ty chuyên về nhân lực thuộc IBM đã có nghiên cứu từ năm 2009 cho thấy ở các công ty có nhân viên gắn bó mang lại lợi nhuận cao gấp năm lần cho cổ đông so với công ty cùng quy mô và nhân viên ít dấn thân hơn.
- Còn theo viện Gallup thì sự gắn bó của nhân viên gia tăng có thể đem lại cho một công ty sự gia tăng doanh thu lên nhiều so với trước.
Kevin Kruse đã nêu ra cụ thể những bước đi, tác động và kết quả từ sự gắn bó, chứ không phải chỉ là suy đoán chung chung. Ông kết luận, dù công ty sở hữu một chiến lược tuyệt vơi nhất mà không có ai quan tâm đến thì rốt cuộc cũng không đi đến đâu cả.
Còn ngược lại, ông kể là mình đã từng có chiến lược sai, nhưng những người cùng làm việc với ông, rất gắn bó với công ty, đã cứu ông khỏi những sai lầm đó.
Dantri.Com.Vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét